Dĩ nhiên bạn sẻ trả lời M&A là Mergers & Acquisitions. Đúng! thế nhưng bạn đã hiểu như thế nào về M&A. Hôm nay tôi muốn chia xẻ cùng các bạn một chút ít thông tin về M&A và tại sao nó lại quan trọng với các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Bạn biết gì về M&A?
Dĩ nhiên bạn sẻ trả lời M&A là Mergers & Acquisitions. Đúng! thế nhưng bạn đã hiểu như thế nào về M&A. Hôm nay tôi muốn chia xẻ cùng các bạn một chút ít thông tin về M&A và tại sao nó lại quan trọng với các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers and Aquisitions có nghĩa là sáp nhập và mua bán) là việc sáp nhập và mua bán các doanh nghiệp lại với nhau ( đôi khi người ta còn gọi là các hoạt động thâu tóm Doanh nghiệp) tùy theo mục đích và lợi ích của từng của Doanh nghiệp. Hay nói một cách khác , hoạt động M&A là một dạng hoạt động chiến lược của Doanh nghiệp liên quan đến việc cạnh tranh, tài chính và quản trị của Doanh nghiệp bắng cách mua lại , thâu tóm, sáp nhập với một Doanh nghiệp khác nhằm tăng cường sức cạnh tranh của mình nhờ tận dụng các nguồn lực, lợi thế cạnh tranh của các bên .
Mục đích của M&A là tạo ra một Doanh nghiệp có nhiều tiềm lực mạnh hơn về vốn, tài chính do có thề tiết kiệm chi phí, nhân lực, thị trường, kênh phân phối… nhằm có thể phát triển để trở thành Doanh nghiệp dẫn đầu trong một thị trường đang phát triển nhanh. Tuy nhiên đôi khi mục đích của việc mua lại đơn giản chi là nhằm loại đối thủ cạnh tranh ra khỏi cuộc chơi.
Cơ sở pháp lý của M&A tại Việt Nam. Tại Việt Nam không có khái niệm mua , bán Doanh nghiệp mà chỉ có khái niệm hợp nhất và sáp nhập Doanh nghiệp như được quy định tại điều 152 và 153 Luật Doanh Nghiệp 2005.
Tại sao M&A lại quan trọng với các Doanh nghiệp Việt Nam? Hiện nay khái niệm M&A còn được biết đến rất ít hoặc thậm chí không biết đối với một số Doanh nghiệp Việt Nam. Lý do các hoạt động M&A chưa được quan tâm nhiều bởi đại chúng là do các thông tin , kiến thức, kinh nghiệm về M&A tại Việt nam rất hiếm. M&A không được phổ biến nhiều thông qua việc giảng dạy tại các trường Đại học, sách vở , báo chí… Do đó không ít người quan tâm muốn tìm hiểu cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Tại thời điểm hiện nay, khi các Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước các khó khăn về việc tìm vốn đế phát triển, do nguồn vốn vay từ ngân hàng hạn chế (do lãi suất cao, thủ tục khó khăn vì cần tài sản thế chấp..), từ nguồn tự phát hành cổ phiếu, trái phiếu,.. càng khó hơn nữa do thị trường Chứng khoán của Việt Nam đang tụt dốc và thiếu ổn định cho nên lòng tin của nhà đầu tư xuống thấp. Còn việc tìm vốn trên thị trường nước ngoài còn cục kỳ khó khăn vì Việt Nam đang bị đánh tụt hạng tín nhiệm. Để giải quyết việc này, Doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm vốn từ các Quỹ đầu tư nước ngoài, hoặc niêm yết trên sàn Mỹ để tự tìm vốn. Tuy nhiên để có thể thực hiện được , Doanh nghiệp Việt Nam cần phải tái cấu trúc lại nhằm chứng tỏ cho các Quỹ đầu tư yên tâm khi đầu tư vào Doanh nghiệp. Mà việc này cũng như việc niêm yết trên sàn mỹ cần thời gian, công sức , tiền bạc và nhân lực.
Vậy họ sẽ làm sao? Theo tôi, nếu theo góc độ của các Doanh nghiệp thì nên chọn con đường sáp nhập, hợp nhất lại với nhau để cùng sống còn và tái cấu trúc thành một Doanh nghiệp vững mạnh về quản trị, minh bạch về tài chính , đủ điều kiện để tìm vốn từ các Quỹ đầu tư hay niêm yết trên sàn Mỹ.
Riêng đứng về góc độ nhà đầu tư, thì đây là một cơ hội tuyệt vời để thâu tóm vì thị giá đã thấp rất nhiều so với thư giá . hãy tưởng tượng nếu bạn có đủ vốn và chọn cho mình một Doanh nghiệp thuộc top 10 thuộc trong những ngành có tương lai phát triển, và hãy đoán điều gì sẻ xãy ra sau vài năm khi nền kinh tế Việt Nam và thế giới ổn định và phát triển. Số vốn của bạn lúc đó sẽ là bao nhiêu???
Mr. Hồ Trọng Lai - Giảng Viên Cấp Cao Trường Đào Tạo Trợ Lý Tổng Giám Đốc Chất Lượng Cao PIONEER