Trung Quốc là một trong số ít quốc gia còn khung tử hình cho quan chức nhà nước nhận hối lộ; ở Mỹ ngoài án tù, bị cáo còn phải nộp phạt gấp 3 số tiền đã nhận.
Trung Quốc phát động chiến dịch chống tham nhũng toàn diện từ năm 2012. Theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan kiểm soát hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chiến dịch đã điều tra 4,6 triệu người, khởi tố hơn 200.000 quan chức các cấp của chính phủ.
CCDI được thành lập năm 2018, hoạt động như cơ quan giám sát chống tham nhũng với các cấp chính quyền. Luật Giám sát ra đời cùng năm trao cho CCDI quyền điều tra các quan chức tham nhũng, tìm kiếm sự hợp tác quốc tế để dẫn độ các cá nhân liên quan đến các vụ án tham nhũng có thể đã rời khỏi hoặc trốn khỏi Trung Quốc, hoặc tịch thu phong tỏa hoặc tịch thu tài sản ở nước ngoài của họ.
Tội đưa - nhận hối lộ được quy định rất sớm, trong Bộ luật Hình sự 1997. Theo đó, hối lộ có nghĩa là đưa tiền hoặc tài sản cho một công chức đương nhiệm hoặc cựu công chức, hoặc người có liên quan đến công chức đó (người thân hoặc bất kỳ người nào khác có liên quan mật thiết) nhằm mục đích thu lợi bất chính...