Cho biết quy trình giám định phúc quyết tai nạn lao động
Câu hỏi
Cho biết quy trình giám định phúc quyết tai nạn lao động?
Câu trả lời
Điểm 1.4.3 mục 1 Phần II Thông tư số 18/2000/TT-BYT quy định, quy trình giám định phúc quyết tai nạn lao động như sau:
- Khi vết thương tái phát, sau khi đã điều trị ổn định, người lao động làm đơn gửi cho người sử dụng lao động nếu còn đang làm việc hoặc cho Bảo hiểm xã hội tỉnh nếu đã nghỉ việc cùng với các giấy tờ điều trị vết thương tái phát.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tiếp nhận các giấy tờ điều trị vết thương tái phát, chuyển hồ sơ và giới thiệu người lao động đến Bảo hiểm xã hội tỉnh (nếu người lao động đang làm việc).
- Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm sao lục hồ sơ gồm: Biên bản giám định lần trước, quyết định của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh về việc trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc một lần cùng với các giấy tờ điều trị vết thương tái phát do đơn vị chuyển đến, chuyển hồ sơ cùng với giấy giới thiệu người lao động đến Hội đồng Giám định y khoa để giám định lại thương tật do tai nạn lao động (theo phân cấp của ngành Giám định y khoa).
- Những người bị tai nạn lao động trước ngày 01/01/1995 mà chưa được giới thiệu đi giám định thương tật theo Văn bản số 843/LĐ-TBXH ngày 25/3/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Văn bản số 908/TLĐ ngày 25/7/1996 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm đề nghị Liên đoàn Lao động, Công đoàn ngành (quản lý bảo hiểm xã hội trước đây) bàn giao đủ hồ sơ theo quy định và giới thiệu đi giám định.
Các văn bản liên quan:
Thông tư 18/2000/TT-BYT Hướng dẫn về hồ sơ và quy trình giám định y khoa cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội