Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Tư vấn

Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp

28/5/2015 19:26
Văn phòng luật sư Phương Thảo sẽ tư vấn giúp khách hàng những vấn đề cơ bản khi thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  1.  Thành lập Doanh nghiệp.

 

  • Xác định đối tượng được thành lập doanh nghiệp và đối tượng không được thành lập doanh nghiêp.
  • Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân...
  • Tư vấn đặt tên cho doanh nghiệp: Văn phòng luật sư Phương Thảo sẽ tra cứu tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp không bị rơi vào các trường hợp cấm và có khả năng đăng ký nhẫn hiệu, đăng ký tên miền.
  • Tư vấn về ngnahf nghề kinh doanh: các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép hành nghề, điều kiện về vốn pháp định, các điều kiện khác).
  • Tư vấn về vốn: mức vốn liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (Vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn pháp định, vốn đầu tư) và ảnh hưởng của các loại thuế liên quan đến mức vốn của doanh nghiệp.
  • Tư vấn đối tượng được thành lập doanh nghiệp: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Thực hiện các dịch vụ thành lập doanh nghiệp theo ủy quyền của khách hàng. 

       2.    Thay đổi đăng ký kinh doanh

 


Trình tự đăng ký kinh doanh

 

  1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh .
  2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
  3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
  4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

 

 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
  3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
  4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
    • Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
    • Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
    • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:

o    Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

o    Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

o    Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

  1. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  2. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

         3.    Thành lập văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện : là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đại diện : phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác văn phòng đại diện đó.

Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Trình tự và thủ tục lập văn phòng đại diện do Chính phủ quy định.

Thủ tục Đăng ký hoạt động đối với Văn phòng đại diện công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Trình tự thực hiện: 

  • Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo uỷ quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo qui định tại bộ phận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.
  • Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ được chấp nhận Bộ phận tiếp nhận sẽ trao giấy biờn nhận cho người nộp hồ sơ.Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận sẽ hướng dẫn và thông báo cho người nộp hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
  • Bước 3: Trong qỳa trình thẩm định, giải  quyết công việc nếu hồ sơ có vướng mắc, Phòng ĐKKD ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đối  với doanh nghiệp.
  • Bước 4: Khi đến nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải ký vào Giấy chứng nhận đăng ký hoạt  động  của  VPĐD tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Phòng ĐKKD

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
    • Thông báo lập văn phòng đại diện theo mẫu.
    • Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng, hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác theo qui định của pháp luật.
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Bản sao điều lệ công ty.
    • Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, về việc thành lập văn phòng đại diện.
    • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
    • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu văn phòng đối với văn phòng kinh doanh ngành nghề mà theo qui định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
  2. Số lượng hồ sơ:     01  (bộ)

Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở kế hoạch và đầu tư 

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký 

Lệ phí : Lệ phí đăng ký hoạt động văn phòng đại diện theo quy định của nhà nước

        4.     Thành lập chi nhánh

Chi nhánh : là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh : phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh đó.

Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.Trình tự và thủ tục lập chi nhánh do Chính phủ quy định.

       5.     Tạm ngừng hoạt động kinh doanh

 

  1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.

          6.     Giải thể doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
    • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
       
    • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
       
    • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;
       
    • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
       
  2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
  2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

  1. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

  1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
  2. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

         7.     Mua bán doanh nghiệp

Khảo sát, đánh giá và định giá doanh nghiệp, thương lượng soạn thảo hợp đồng, tiến hành làm thủ tục mua hoặc bán doanh nghiệp

Nguyên tắc bán, giao doanh nghiệp

  1. Người mua, người nhận giao không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng.
  2. Tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện bán, giao được tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện bán được tính theo giá thực tế trên thị trường. Giá trị doanh nghiệp thực hiện giao được tính theo giá trị trên sổ kế toán đã được kiểm toán.
  3. Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn phương thức bán doanh nghiệp:
    • Bán đấu giá có kế thừa công nợ;
    • Bán đấu giá không kế thừa công nợ;
    • Bán thỏa thuận trực tiếp có kế thừa công nợ;
    • Bán thỏa thuận trực tiếp không kế thừa công nợ
       

Ưu tiên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp mua nếu trả giá bằng người mua khác trong lần đấu giá cuối cùng.
 

  1. Thực hiện việc công bố công khai theo quy định tại Điều 15 và Điều 23 Nghị định này.
  2. Phương tiện thanh toán khi mua doanh nghiệp là tiền đồng Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp phải mở tài khỏan tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thanh toán trong việc mua doanh nghiệp thông qua tài khoản này.
  3. Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc bán, giao doanh nghiệp được trừ vào vốn nhà nước hoặc nguồn thu từ bán doanh nghiệp, nếu không đủ thì được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi phí bán, giao doanh nghiệp.