Dịch vụ pháp lý
Văn bản pháp luật
Liên kết website
Thư viện ảnh
Dự báo thời tiết
Thống kê truy cập
Mua bán doanh nghiệp
Câu hỏi
Câu trả lời
Sáp nhập được hiểu là việc kết hợp giữa hai hay nhiều công ty để ra đời một pháp nhân mới. Ngược lại, mua bán là một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác nhưng không ra đời pháp nhân mới. Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với một thuật ngữ là M&A (Mergers and Acquisitions) nhưng vẫn có sự khác biệt về bản chất. Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó gọi là mua bán.
Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng”, bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Quá trình sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp (thường có cùng quy mô) hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ phát hành. Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên quyết định liên kết vì lợi ích chung. Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập phụ thuộc vào việc nó có được diễn ra một cách “vui vẻ” giữa hai bên hay bị ép buộc, thâu tóm nhau.
Dựa vào cấu trúc của từng doanh nghiệp, có nhiều hình thức sáp nhập khác nhau: sáp nhập ngang hay còn gọi là sáp nhập cùng ngành thường diễn ra với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp về sản phẩm và thị trường; sáp nhập dọc diễn ra với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của họ; sáp nhập mở rộng thị trường diễn ra với hai công ty có cùng loại sản phẩm, nhưng phân phối ở những thị trường khác nhau; sáp nhập mở rộng sản phẩm diễn ra với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng liên quan trong cùng một thị trường; sáp nhập kiểu tập đoàn là hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề...
Các câu hỏi khác