Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Mua bán doanh nghiệp

Các câu hỏi thường gặp về việc mua doanh nghiệp tại Úc

Câu hỏi

Các câu hỏi thường gặp về việc mua doanh nghiệp tại Úc

Câu trả lời

 

Mua doanh nghiệp tại Úc là một quyết định lớn, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tài chính mà còn chi phối cuộc sống của nhà đầu tư. Với những người bắt đầu làm quen với môi trường kinh doanh tại Úc, việc tìm một đại diện môi giới để hỗ trợ các thông tin về pháp lý là điều khá cần thiết.

Trong trường hợp muốn tìm hiểu thông tin hoặc tự mình thực hiện các thủ tục mua bán doanh nghiệp thì những câu hỏi và trả lời dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho bạn.

Làm thế nào để tìm thấy một doanh nghiệp phù hợp?

Để tìm thấy một doanh nghiệp phù hợp, đầu tiên nhà đầu tư cần xác định rõ nhu cầu của bản thân (doanh thu, thu nhập ròng, vị trí, loại hình kinh doanh,…), số vốn đầu tư và các tiêu chí tìm kiếm.

Có các hình thức đầu tư tài chính nào vào doanh nghiệp vừa mua?

Ngoài hình thức đầu tư tiền mặt từ người bán thì vay vốn ngân hàng hoặc nhận vốn đầu tư từ người bán cũng là các cách huy động tài chính cho công ty mới. Khả năng huy động vốn sẽ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, số lượng tài sản liên quan, hồ sơ ghi lại các khoản thu nhập doanh nghiệp và nhu cầu đầu tư của các đồng sở hữu hiện tại.

Vì sao nên mua một doanh nghiệp thay vì mở cái mới?

Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất bại của một doanh nghiệp nhỏ chủ yếu nằm ở giai đoạn khởi động. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động đến hiện tại đồng nghĩa với việc họ đã chứng minh được hiệu quả của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một địa phương cụ thể.

Bên cạnh đó, sau khi bán doanh nghiệp, hầu hết chủ sở hữu cũ vẫn nắm giữ cổ phần, hỗ trợ tài chính và cố vấn cho chủ doanh nghiệp mới. Với những lợi thế đó, việc mua một doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả là phương án khả thi hơn. Việc cần làm là tìm kiếm một người sẵn sàng hướng dẫn bạn cách điều hành doanh nghiệp để phát triển nó mạnh mẽ hơn.

Một doanh nghiệp thường đáng giá bao nhiêu?

Giá bán của một doanh nghiệp thường được đưa ra dựa trên nhu cầu tài chính của người bán. Khi người bán càng cần tiền mặt thì giá bán càng thấp. Ngược lại, nếu nhu cầu về tiền ít đi, giá bán sẽ cao hơn. Do đó, việc thỏa thuận giá và điều khoản mua bán rất quan trọng.

Trong nhiều trường hợp, cấu trúc doanh nghiệp còn quan trọng hơn giá bán của nó. Khá nhiều người mua mắc phải sai lầm khi quan tâm đến vấn đề giá cả hơn cả cấu trúc và tiềm năng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, bạn sẽ chọn mua một doanh nghiệp với giá cao nhưng lợi nhuận ròng của nó đủ để bạn trang trải khoản vốn vay trước đó hay chọn mua một doanh nghiệp giá thấp nhưng kinh doanh không hiệu quả?

Nhà đầu tư thường kỳ vọng điều gì ở doanh nghiệp vừa mua?

Rõ ràng, đa số nhà đầu tư chỉ muốn tìm kiếm những doanh nghiệp có mức giá phù hợp với điều kiện tài chính sẵn có. Bên cạnh đó, doanh thu của nó cũng phải đảm bảo cho nhà đầu tư trang trải cuộc sống trước khi tính đến chuyện làm giàu.

Tuy nhiên, lời khuyên là nhà đầu tư nên xem xét các doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược phù hợp với những dự định trong tương lai của mình, từ đó phát triển doanh nghiệp một cách lâu dài. Đừng nên mua một doanh nghiệp nếu bạn không tự tin làm nó phát triển hơn người chủ cũ.

Cần tìm hiểu những thông tin gì ở doanh nghiệp mới mua?

- Mức độ nổi tiếng của doanh nghiệp trong khu vực là thông tin quan trọng hàng đầu, nó là minh chứng cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thời gian chủ sở hữu nắm giữ doanh nghiệp càng lâu, chứng tỏ doanh nghiệp đó càng làm ăn hiệu quả. Không ai duy trì việc kinh doanh nếu họ không kiếm được tiền từ doanh nghiệp đó.

- Lý do chủ doanh nghiệp bán công ty của mình là điều quan trọng tiếp theo mà nhà đầu tư cần lưu ý. Tránh mua một doanh nghiệp có quá nhiều vấn đề và việc sang tên đổi chủ chỉ là hình thức đùn đẩy trách nhiệm của người chủ cũ.

- Đừng quên xem xét sổ sách, báo cáo thu nhập và tài liệu liên quan đến doanh nghiệp trong suốt thời gian vận hành dưới dự quản lý của người chủ cũ. Đây là minh chứng rõ ràng nhất, chân thực nhất về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.