Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

An ninh Quốc phòng, Trật tự, An toàn xã hội

Xử lý trường hợp nghi vấn người có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia

Câu hỏi

Xử lý trường hợp nghi vấn người có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia

Câu trả lời

Điều 13 Luật An ninh quốc gia 2004 quy định một trong những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia bị cấm là: thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, phát tán trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước.

Điều 80 Bộ luật Hình sự 1999 có quy định về tội gián điệp. Người có hành vi làm gián điệp cho nước ngoài thể hiện như: thu thập các tin tức tình báo về chính trị, kinh tế, xã hội nói chung, sau đó chuyển giao các tin tức đó cho nước ngoài; gây cơ sở hoạt động tình báo: lôi kéo, vận động người tham gia vào các hoạt động thu thập tin tức để cung cấp cho nước ngoài, v.v... Người phạm tội gián điệp có thể bị phạt tù đến chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, đối với người đã nhận làm gián điệp cho nước ngoài, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành thật khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự (không bị xử lý về hình sự).

Theo thông tin phản ánh về hành vi của cán bộ xã nêu trên thì chưa đủ căn cứ kết luận người này phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia (tội gián điệp). Nhưng người cán bộ này có nhiều biểu hiện nghi vấn cần phải được làm rõ. Do vậy, Chủ tịch UBND xã, với trách nhiệm quản lý, sử dụng cán bộ thuộc quyền và với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự chính trị, xã hội tại địa phương cần làm những việc sau đây:

Thứ nhất, đề nghị người đã cung cấp thông tin trên giữ bí mật, không được nói với ai và không được có hành vi để người bị nghi vấn đó nghi ngờ. Đảm bảo mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra;

Thứ hai, thông báo ngay cho người lãnh đạo cơ quan Công an cấp trên là Trưởng công an huyện; Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh hoặc cán bộ công an tin cậy của lực lượng an ninh về những biểu hiện rất đáng nghi ngờ của người cán bộ xã đó;

Thứ ba, thực hiện các yêu cầu do cơ quan Công an đặt ra liên quan đến việc làm rõ những nghi vấn về người cán bộ xã đó. Mọi việc được tiến hành phải theo đúng kế hoạch của cơ quan Công an và phải tuyệt đối giữ bí mật về người, phương tiện do cơ quan Công an sử dụng để làm rõ những điều nghi vấn nêu trên, từ đó có kết luận chính xác về con người đó.

 

Các văn bản liên quan:

Bộ Luật 15/1999/QH10 Hình sự

Luật 32/2004/QH11 An ninh Quốc gia