Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Thương Mại Quốc Tế

Thế nào là bkk? Ý nghĩa của bất khả kháng trong hợp đồng(câu này của t, hỏi thêm, các cách quy định bkk trong hợp đồng-> tạch:-<)

Câu hỏi

Thế nào là bkk? Ý nghĩa của bất khả kháng trong hợp đồng(câu này của t, hỏi thêm, các cách quy định bkk trong hợp đồng-> tạch:-<)

Câu trả lời

==è Bất khả kháng (BKK) là những hiện tượng, sự kiện có tính chất khách quan, không thể lường trước được nằm ngoài tầm kiểm sóat của con nguời, không thể khắc phục được, xảy ra sau khi ký kết Hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng.

* Ý nghĩa của BKK trong hđ?

* Các quy định:

Dẫn chiếu văn bản của ICC, ấn phẩm số 421 ( cách 2)

Điều khoản bất khả kháng (hộp 2.1) quy định miễn phạt theo hợp đồng và bao gồm các điều khoản đình chỉ và chấm dứt hợp đồng. Các bên có thể đưa vào hợp đồng nguyên văn điều khoản bất khả kháng của ICC trong ấn phẩm số 421, hoặc dẫn chiếu như sau:

Điều khoản "bất khả kháng" (miễn trách nhiệm) của Phòng thương mại quốc tế (ấn phẩm số 421 ICC) là một phần của hợp đồng này.


Hộp
2.1

Bất khả kháng (điều khoản miễn trách nhiệm)

Điều khoản mẫu dưới đây là điều khoản bất khả kháng chuẩn do ICC khuyến nghị, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1985. Các điều khoản force majeure (bất khả kháng), thường được sử dụng trong thực tế, thậm chí cả ở những nước không nói tiếng Pháp, đôi khi được gọi là “điều khoản miễn trừ” hoặc "điều khoản miễn trách nhiệm".

Các lý do để miễn trách nhiệm

(1) Một bên không phải chịu trách nhiệm vì không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được:

- việc không thực hiện nghĩa vụ là do trở ngại vượt quá khả năng kiểm soát mình; và
- bên đó đã không thể trù liệu được trở ngại và các tác động của nó tới khả năng thực hiện hợp đồng vào thời điểm ký kết hợp đồng; và- bên đó không thể tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất là tác động của nó một cách hợp lý.

(2) Trở ngại được đề cập đến trọng đoạn (1) nêu trên có thể nảy sinh từ các sự kiện sau (sự liệt kê này chưa hoàn toàn đầy đủ):

a) Chiến tranh, dù được tuyên bố hay không, nổi loạn và cách mạng, hành động cướp bóc, các hành vi phá hoại;

b) Thiên tai như bão lớn, gió lốc, động đất, sóng thần, lũ lụt, sét đánh;

c) Nổ, cháy, phá huỷ máy móc, nhà xưởng hoặc bất kỳ hệ thống máy móc hoặc thiết bị nào khác;

d) Tẩy chay, đình công và các vụ đóng cửa để gây áp lực, lãn công, chiếm giữ nhà máy và các khu nhà, và dừng sản xuất xảy ra ở nhà máy của bên muốn được miễn trách nhiệm;

e) Hành động của cơ quan có thẩm quyền, dù hợp pháp hay không hợp pháp, ngoài các hành vi mà bên muốn được miễn trách nhiệm cho là rủi ro theo các điều khoản khác của hợp đồng; và ngoài các vấn đề được đề cập trong đoạn 3 dưới đây

(3) Nhằm mục đích như đoạn 1 nêu trên và trừ khi có các quy định khác trong hợp đồng, khó khăn trở ngại không bao gồm việc thiếu sự cấp phép, thiếu giấy phép, giấy phép cư trú hoặc nhập cảnh, hoặc văn bản chấp thuận cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia của bên muốn được miễn trách nhiệm.

Nhiệm vụ thông báo

(4) Bên muốn được miễn trách nhiệm [phải thông báo ngay cho bên kia] về trở trại và các tác động của trở ngại tới khả năng thực hiện hợp đồng. Bên đó cũng phải có thông báo khi không còn lý do để miễn trách nhiệm.

(5) Lý do để miễn trách nhiệm bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm xảy ra trở ngại, hoặc từ thời điểm nhận được thông báo nếu thông báo không được gửi kịp thời. Nếu không gửi thông báo sẽ thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất mà lẽ ra có thể tránh được.

Tác động của các lý do để miễn trách nhiệm

(6) Nếu có lý do miễn trách nhiệm theo điều khoản này miễn cho bên không thực hiện hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại, không bị phạt hợp đồng và chịu các hình thức phạt khác, ngoại trừ trách nhiệm trả lãi cho số tiền nợ cho đến lúc tìm ra lý do miễn trách.

(7) Hơn nữa, nếu có lý do miễn trách nhiệm thì một bên có quyền hoãn thực hiện hợp đồng trong một khoảng thời gian thích hợp, do đó, bên kia bị tước đi quyền (nếu có) chấm dứt hoặc huỷ hợp đồng. Khi quyết định thế nào là khoảng thời gian thích hợp, cần xem xét đến khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên không thực hiện hợp đồng và lợi ích của bên kia trong việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi có sự trì hoãn. Trong khi chờ bên không thể thực hiện hợp đồng tiếp tục thực hiện hợp đồng trở lại, bên kia cũng có thể tạm dừng việc thực hiện hợp đồng của mình.

(8) Nếu các lý do miễn trách nhiệm tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn thời hạn do các bên quy định [khoảng thời gian thích hợp do các bên xác định], hoặc không có điều khoản quy định khoản thời gian dài hơn khoảng thời gian thích hợp, bất cứ bên nào cũng có quyền chấm dứt hợp đồng bằng cách gửi thông báo cho bên kia.

(9) Mỗi bên có thể giữ lại những gì đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng bị chấm dứt. Mỗi bên phải giải thích cho bên kia khoản thu không chính đáng từ việc thực hiện hợp đồng. Các bên phải thanh toán số dư cuối cùng ngay lập tức.

Trích: Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn – Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam