Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Xuất Nhập Khẩu

Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC các trường hợp đưa hàng về bảo quản

Câu hỏi

Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC các trường hợp đưa hàng về bảo quản?

Câu trả lời

Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định đưa hàng về bảo quản như sau:

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không mà người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản:

a) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai chỉ chấp nhận cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản tại các địa điểm quy định tại điểm b.1 khoản 2 dưới đây; Người khai hải quan có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian chờ kết quả giám định.

b) Căn cứ kết quả giám định, công chức hải quan xác nhận thông quan hàng hóa hoặc báo cáo Chi cục trưởng hải quan xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng; kiểm dịch động vật, thực vật, y tế; kiểm tra an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành).

a) Hàng hóa phải kiểm dịch:

Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp phải kiểm dịch tại địa điểm kiểm dịch trong nội địa, cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch, hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật), hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản), hoặc giấy tờ khác để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng:

b.1) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quan tại các địa điểm sau:

b.1.1) Cửa khẩu nơi hàng hóa nhập khẩu.

b.1.2) Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong trường hợp người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản và được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận.

b.1.3) Địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành:

Trường hợp việc kiểm tra chuyên ngành không thể thực hiện tại cửa khẩu, phải đưa về chân công trình, nhà máy để lắp đặt hoặc đưa về các cơ sở kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề nghị cho phép người khai hải quan được vận chuyển hàng hóa về các địa điểm này và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu lập Biên bản bàn giao lô hàng cho người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

b.2) Trách nhiệm của người khai hải quan:           

b.2.1) Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm bảo quản và bàn giao cho Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm bảo quản hoặc vận chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

b.2.2) Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần mở niêm phong để kiểm tra chuyên ngành, thì người khai hải quan thông báo cho Chi cục hải quan quản lý địa điểm bảo quản để mở niêm phong, giám sát hàng hóa và niêm phong lại sau khi kết thúc kiểm tra chuyên ngành.

b.3) Trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai:

b.3.1) Niêm phong phương tiện chuyên chở hàng hóa hoặc niêm phong hàng hóa;

b.3.2) Lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa hoặc bàn giao cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa được chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

b.3.3) Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về địa điểm bảo quản đến khi được thông quan.

b.4) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:

b.4.1) Tiếp nhận biên bản bàn giao của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành hoặc chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.

b.4.2) Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan.

b.4.3) Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai.

c) Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm thì thực hiện quản lý hải quan như hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch quy định tại điểm a nêu trên.

d) Xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành:

d.1) Trường hợp kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

d.2) Trường hợp hàng hóa không đạt điều kiện nhập khẩu:

d.2.1) Tái chế: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép được tái chế hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “hàng hoá được tái chế theo văn bản số … ngày …” trên tờ khai hải quan, giao cho người khai hải quan mang hàng về tái chế; trường hợp lô hàng được bảo quản tại khu cách ly hoặc kho bảo quản thì người khai hải quan thực hiện tái chế theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi tái chế, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết luận hàng hóa đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xác nhận thông quan; trường hợp không đạt điều kiện nhập khẩu thì xử lý theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 27.

d.2.2) Buộc tiêu huỷ: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tiêu hủy hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “Hàng hoá bị tiêu huỷ theo văn bản số … ngày …, biên bản tiêu huỷ hàng hoá ngày …” trên tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục hải quan.

d.2.3) Buộc tái xuất: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tái xuất hàng hóa, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu giải quyết thủ tục tái xuất hàng hóa theo quy định. Khi làm xong thủ tục tái xuất, ghi số, ngày của văn bản buộc tái xuất lên tờ khai nhập khẩu và lưu văn bản buộc tái xuất vào hồ sơ nhập khẩu lô hàng.

Cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ hải quan; tham gia hội đồng tư vấn, xử lý và những việc liên quan khác khi có yêu cầu.

Quy định đưa hàng về bảo quản tại Điều 27 áp dụng đối với cả lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Điều 15 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.

Các câu hỏi khác