Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Luật doanh nghiệp

Ban kiểm soát của công ty TNHH 2 thành viên

Câu hỏi

Trong Luật Doanh nghiệp 2005 không có quy định về Ban kiểm soát cho công ty TNHH 2 thành viên. Nếu công ty TNHH 2 thành viên lập Ban kiểm soát thì sẽ chịu trách nhiệm trước ai và giám sát hoạt động nào?

Câu trả lời

Trong Mục 1, Chương II Luật Doanh nghiệp 2005 không có điều nào quy định về Ban kiểm soát của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Điều đó không có nghĩa là Luật không quy định về quyền, trách nhiệm, điều kiện và chế độ làm việc của bộ phận này.

Trong trường hợp bạn hỏi là đối với công ty TNHH hai thành viên, theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2005 thì trường hợp này vẫn có thể thành lập Ban kiểm soát tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của công ty.

Về vấn đề Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước ai? 

Theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty và có quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty. Do đó, công ty có thành lập Ban kiểm soát hay không thì tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng thành viên vì thế trong quá trình hoạt động, Ban kiểm soát sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên.

Về vấn đề Ban kiểm soát sẽ giám sát hoạt động nào?

Về cơ bản chức năng của Ban kiểm soát trong công ty THHH hay công ty cổ phần đều là kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty.

Mặc dù trong Luật không sử dụng nguyên tắc suy diễn, tuy nhiên trong trường hợp này, nếu công ty bạn muốn thành lập Ban kiểm soát thì có thể tham chiếu các Điều 121,122,123,124,125,126 và 127 của Luật Doanh nghiệp 2005 để xây dựng và quy định trong Điều lệ của công ty.

 

Các văn bản liên quan:

Luật 60/2005/QH11 Doanh nghiệp

Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý - Cục Trợ giúp pháp lý