Xin thôi quốc tịch như thế nào
Câu hỏi
Tôi định cư ở Nauy đã 7 năm, tôi đã được chấp thuận cho nhập quốc tịch Nauy nhưng bên này yêu cầu tôi phải nộp giấy xác nhận đã thôi quốc tịch Việt Nam thì mới chính thức công nhận là công dân Nauy.
Xin hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để được xin thôi quốc tịch, biết rằng tôi vẫn còn hộ khẩu thường trú tại 459/2 Trần Hưng Đạo quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Rất mong nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của Quý cơ quan.
Câu trả lời
TRANG CHÍNH >> Quốc tịch >> XEM CHI TIẾT CÂU HỎI
Xin thôi quốc tịch như thế nào?
Tôi định cư ở Nauy đã 7 năm, tôi đã được chấp thuận cho nhập quốc tịch Nauy nhưng bên này yêu cầu tôi phải nộp giấy xác nhận đã thôi quốc tịch Việt Nam thì mới chính thức công nhận là công dân Nauy.
Xin hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để được xin thôi quốc tịch, biết rằng tôi vẫn còn hộ khẩu thường trú tại 459/2 Trần Hưng Đạo quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Rất mong nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của Quý cơ quan. Xin chân thành cảm ơn!
Gửi bởi: Doan van Dung
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 27, Luật Quốc tịch năm 2008; Điều 12, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, người thôi quốc tịch Việt Nam phải là người không thuộc trong các trường hợp:
“a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
e) Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
f) Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam”.
Nếu bạn không thuộc các đối tượng được nêu ở trên, bạn làm hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Điều 28, Luật Quốc tịch năm 2008 và Điều 13, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, quy định:
“1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:
a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
b) Bản khai lý lịch;
c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều này.”
Theo khoản 1, Điều 29, Luật Quốc tịch: “Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại”.