Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Hình Sự

Chưa đủ căn cứ để xác định hành vi trộm cắp tài sản

Câu hỏi

Em mở cửa hàng làm đẹp. Trước khi làm cho khách, em thường có thói quen tháo 2 chiếc nhẫn trên tay để trong tủ kính trong cửa hàng. Thời điểm sau khi tháo chiếc nhẫn thì có 2 khách đầu tiên vào làm. Hai khách này đi thẳng vào giường massage nằm luôn và chiếc nhẫn của em vẫn còn.Sau đó, khi em mải làm cho khách không để ý thì có 1 chị khách vào sau cùng (là khách quen), tự ý mở tủ của em. Một lúc sau, em phát hiện bị mất cái nhẫn vàng để trong tủ. Khi khám người khách đó khi họ vẫn ở trong cửa hàng, em không tìm được chiếc nhẫn đã mất. Vậy em có yêu cầu được bồi thường không khi mà em chứng minh được chị ấy là người đầu tiên và duy nhất mở tủ gây ra mất mát tài sản của em, dù trên người chị ấy ko tìm thấy tài sản em đã bị mất?

Câu trả lời

Điều 138 của Bộ luật hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.

Trong trường hợp mà bạn nêu, nếu chỉ căn cứ vào việc chị ấy là người đầu tiên và duy nhất mở tủ thì chưa đủ căn cứ xác định chị ấy là người trộm cắp tài sản của bạn. Để có thể có đủ căn cứ, bạn cần thu thập thêm chứng cứ và báo cơ quan công an để được giúp đỡ. Trường hợp, chứng minh được chị kia là người lấy tài sản của bạn thì tùy thuộc vào giá trị tài sản, chị kia có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

- Nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật hình sự và bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

- Nếu chưa đủ mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người có hành vi trộm cắp tài sản thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự về việc xử lý vật chứng thì vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt thì trả lại cho chủ sở hữu. Do vậy, bạn sẽ được trả lại tài sản.

 

 

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 19/2003/QH11 Tố tụng hình sự

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phòng, chống tệ nạn xã hội phòng cháy và chữa cháy phòng, chống, chống bạo lực gia đình

Trả lời bởi: Nguyễn Thị Phương Liên - Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật