Cách tính lãi suất khi thi hành án cho Ngân hàng
Câu hỏi
Bản án buộc ông B có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng số tiền 500.000.000 đồng.
1. Khi nào người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án?
2. Ngoài số tiền phải trả còn phải tính đến phần lãi suất chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố không?
Đại diện Ngân hàng là bên được thi hành án vẫn tính lãi suất theo cách tính lãi cho vay của mình cũng như tính lãi theo cách lãi suất quá hạn là đúng hay sai? Trong trường hợp này tính lãi suất như thế nào vì lãi suất cho vay của ngân hàng cao hơn lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố? Văn bản pháp luật nào điều chỉnh cách tính lãi khi thi hành án cho Ngân hàng?
Câu trả lời
1. Căn cứ Điều 30 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
2. Ngoài số tiền bản án, quyết định của Tòa án tuyên người phải thi hành án phải trả còn phải tính đến phần lãi suất chậm thi hành án được quy định tại Khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005; Khoản 1 mục III Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính; Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao. Mặc dù hiện nay Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 vẫn được áp dụng, nhưng những nội dung không còn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó như việc tính lãi đối với số tiền chậm trả theo “lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố” quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã thay cho “lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định” theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì cần áp dụng theo quy định của khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Do đó, lãi suất chậm thi hành án được tính theo từng loại việc như sau: Kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp chủ động thi hành) và từ ngày có yêu cầu thi hành án (trường hợp thi hành theo yêu cầu) cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Vì vậy, việc Ngân hàng là bên được thi hành án vẫn tính lãi suất theo cách tính lãi cho vay của mình cũng như tính lãi theo cách tính lãi suất quá hạn là không đúng.
Như vậy, cách xác định thời điểm và cách tính lãi phát sinh do chậm thi hành án căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005, Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997, Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất cơ bản cho từng thời điểm.
Các văn bản liên quan:
Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự
Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự
Thông tư liên tịch 01/TTLT Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản
Bộ luật Kh&
Trả lời bởi: Nguyễn Thị Nhàn