Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Dân sự

Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

Câu hỏi

Ông C được ông D uỷ quyền quản lý chiếc xe máy của ông D trong thời gian ông D ở nước ngoài. Nhưng đã hơn 10 năm ông C không có tin tức gì của ông D. Trong trường hợp này theo quy định của pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì ông C có thể trở thành chủ sở hữu chiếc xe máy đó không? Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản được quy định như thế nào?

Câu trả lời

Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

Người được uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản đó thuộc hình thức sở hữu nhà nước.

Như vậy, mặc dù ông C đã chiếm hữu chiếc xe máy đó của ông D hơn 10 năm nhưng theo quy định của pháp luật ông C là người đã được ông D uỷ quyền quản lý chiếc xe máy đó nên ông C không thể trở thành chủ sở hữu đối với chiếc xe máy đó theo căn cứ về thời hiệu nêu trên.

 

Các văn bản liên quan:

Bộ Luật 33/2005/QH11 Dân sự