Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính có quyền yêu cầu bồi thường nhà nước trong các trường hợp nào
Câu hỏi
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính có quyền yêu cầu bồi thường nhà nước trong các trường hợp nào?
Câu trả lời
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính có quyền yêu cầu bồi thường nhà nước trong các trường hợp sau đây:
1. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
2. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
3. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trái pháp luật;
4. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh trái pháp luật;
5. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép trái pháp luật;
6. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
7. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng thủ tục hải quan trái pháp luật;
8. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật;
9. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật;
10. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ trái pháp luật;
11. Thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện trái pháp luật;
12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.
* Những trường hợp người bị thiệt hại không được Nhà nước bồi thường thiệt hại:
- Do lỗi của người bị thiệt hại;
- Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;
- Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
Các văn bản liên quan:
Luật 35/2009/QH12 Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Trả lời bởi: Cục Bồi thường Nhà nước