Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Đối tượng chính sách

Chính sách ưu đãi người có công được quy định như thế nào

Câu hỏi

Chính sách ưu đãi người có công được quy định như thế nào, văn bản nào hướng dẫn thi hành chính sách này

Câu trả lời

Chính sách ưu đãi người có công được quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.

Đồng thời, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được quy định và hướng dẫn chi tiết tại các văn bản:

- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008;

- Thông tư số 47/2009/TTL-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2009  

Chẳng hạn, tại Thông tư 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2009  Thông tư liên tịch của Bộ tài Chính, Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, theo đó, sẽ chi trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định hiện hành cho các đối tượng: thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ không có thân nhân trực tiếp nuôi dưỡng; quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneva năm 1954; quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên về địa phương…

Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, những đối tượng này còn được hưởng các khoản ưu đãi như: bảo hiểm y tế; điều trị bồi dưỡng sức khỏe; thuốc đặc trị và điều trị đặc biệt cho thương, bệnh binh; quà tặng của Chủ tịch nước; chi ăn thêm ngày lễ, Tết; hỗ trợ thân nhân liệt sỹ thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sỹ...