Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Thương Mại Quốc Tế

Các quy tắc của Hiệp định về xuất xứ hàng hóa áp dụng trong giai đoạn chuyển đổi

Câu hỏi

Các quy tắc của Hiệp định về xuất xứ hàng hóa áp dụng trong giai đoạn chuyển đổi?

Câu trả lời

Trong giai đoạn chuyển đổi (tức là trước khi có các quy định hài hòa hóa về xuất xứ hàng hóa), các nước thành viên WTO khi ban hành và thực thi các quy định về xuất xứ phải  tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nêu tại Điều 2 Hiệp định.
Cụ thể, các quy tắc xuất xứ của các nước thành viên WTO phải đảm bảo các yêu cầu:

  1. Minh bạch
    1. Phải được định nghĩa rõ ràng
    2. Phải được công bố kịp thời
    3. Các quy tắc xuất xứ (kể cả quy tắc mới và quy tắc sửa đổi) không được có giá trị hồi tố
  2. Không cản trở thương mại bất hợp lý
    1. Không được sử dụng làm công cụ chính sách thương mại;
    2. Không được tạo ra sự hạn chế hoặc làm gián đoạn thương mại quốc tế;
    3. Không được đòi hỏi đầy đủ các điều kiện không liên quan đến việc chế tạo hay gia công sản phẩm;
  3. Thống nhất, không phân biệt đối xử
    1. Phải được áp dụng một cách nhất quán, thống nhất, không thiên vị và hợp lý;
    2. Quy tắc áp dụng cho nhập khẩu và xuất khẩu không được khó khăn hơn quy tắc áp dụng để xác định hàng hóa nào là hàng hóa nội địa;
    3. Không phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước thành viên WTO
  4. Các yêu cầu khác
    1. Tiêu chuẩn xác định xuất xứ phải là các tiêu chí tích cực (tức là loại tiêu chí xác định khi nào được xem là có xuất xứ); chỉ sử dụng tiêu chuẩn tiêu cực (là loại tiêu chí xác định trường hợp nào không được xem là có xuất xứ) khi nó là một phần để làm rõ tiêu chí tích cực hoặc trong những trường hợp mà tiêu chí tích cực về xuất xứ là không cần thiết;
    2. Thủ tục xem xét xuất xứ không được kéo dài quá 150 ngày kể từ khi có đơn yêu cầu cấp xuất xứ của tổ chức, cá nhân;
    3. Thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp để xem xét xuất xứ phải được xem là thông tin mật và không được công bố trừ khi có yêu cầu của cơ quan tư pháp trong một thủ tục tố tụng;
    4. Mọi quyết định về xuất xứ (ví dụ cấp/từ chối cấp chứng nhận xuất xứ) đều có thể bị khiếu kiện ra tòa hoặc theo một thủ tục độc lập với cơ quan đã ra quyết định đó.

Hộp 1 - Nguyên tắc “các tiêu chí xuất xứ phải được định nghĩa rõ ràng” được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Hiệp định về xuất xứ hàng hóa, các tiêu chí xuất xứ phải được định nghĩa rõ ràng. Cụ thể:

  1.  
    1.  
      1. Trường hợp quy tắc xác định xuất xứ sử dụng tiêu chí “thay đổi mã HS” thì phải xác định rõ nhóm mã cụ thể trong một dòng thuế được sử dụng để xác định xuất xứ;
      2. Trường hợp quy tắc xuất xứ sử dụng tiêu chí “giá trị tăng thêm đối với hàng hóa” thì phải xác định rõ phương pháp tính toán trị giá đó;
      3. Trường hợp quy tắc xuất xứ sử dụng tiêu chí “quá trình gia công hoặc sản xuất” thì phải làm rõ quy trình được sử dụng để xác định xuất xứ.