Văn Phòng Luật Sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo
Văn Phòng Luật sư Phương Thảo

Thương Mại Quốc Tế

Các chứng từ pháp lý khi nhận hàng

Câu hỏi

Các chứng từ pháp lý khi nhận hàng?

Câu trả lời

Khi nhận hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu
hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại
đòi bồi thường.
Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi
thường, đó là:
Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
Biên bản kê khai hàng thừa thiếu
Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ
Biên bản giám định phẩm chất
Biên bản giám định số trọng lượng
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm
Thư khiếu nại
Thư dự kháng
..........
a. Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo-
ROROC)

Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng
hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận
tại cảng dỡ hàng qui định.

Văn bản này có tính chất đối tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số
lượng hàng thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai
của tàu. Vì vậy đây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng đến khiếu
nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm (nếu hàng hoá đã được mua
bảo hiểm). Ðồng thời đây cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận
hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã
hoàn thành việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà
mình thực tế đã nhận với người chuyên chở.

b. Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo-
CSC)

Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh
lệch so với trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu
lập biên bản hàng thừa thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một
biên bản được lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận hàng với tàu và
lược khai.

c. Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ (Cargo outum report- COR)

Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy
hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận,
kho hàng). và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ
của hàng hoá. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ
do tàu gây nên.

d. Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)

Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người
nhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp.
Biên bản này được lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi
ngờ hàng kém phẩm chất.

e. Biên bản giám định số lượng/ trọng lượng

Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng
được dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu. Thông
thường biên bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định
cấp sau khi làm giám định.

f. Biên bản giám định của công ty bảo hiểm.

Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất
thực tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm
căn cứ cho việc bồi thường tổn thất.

g.Thư khiếu nại

Đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại
thoả mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng (hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại).

h. Thư dự kháng (Letter of reservation)

Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì
về tình trạng tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo
lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của mình.
Như vậy thư dự kháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất
của hàng hoá chưa rõ rệt do người nhận hàng lập gửi cho người chuyên
chở hoặc đại lý của người chuyên chở.

Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình,
người nhận hàng phải tiến hành giám định tổn thất của hàng hoá và lập
biên bản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng để làm cơ
sở tính toán tiền đòi bồi thường.